Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

BIỆN PHÁP THI CÔNG: NHỮNG KIẾN THỨC SAI LẦM KHI THI CÔNG THÔ

NHỮNG KIẾN THỨC SAI LẦM VỀ BIỆN PHÁP THI CÔNG TRONG LÀM NHÀ DÂN

Hiện nay ở nước để tiết kiệm chi phí nên hầu như nhà dân đều tự thuê thợ về làm nhà và thường gặp được những nhóm thợ có kinh nghiệm và kiến thức thì ít mà chủ yếu các tốp thợ làm theo hình thức làm lâu lên lão làng và kết quả là rả nhưng mà đắt go trong quá trình sử dụng phải bỏ tiền ra để sửa chữa các lỗi mà đáng ra có thể tránh khi thi công được sau đây tôi xin sơ lược một số lỗi và biện pháp giải quyết để mọi người có thể có được công trình tốt

1. Thi công gia cố nền bằng cọc tre: 

                                         BIỆN PHÁP THI CÔNG: NHỮNG KIẾN THỨC SAI LẦM VỀ BIỆN PHÁP THI CÔNG TRONG LÀM NHÀ DÂN
Việc thi công gia cố nền bằng cọc tre là phương pháp gia cố nền thường gặp trong quá trình thi công nhà dân nhưng do không hiểu biết nên có 1 số sai lầm sau
- Trọn tre: tre không dc già hoặc chọn phải loại không phải tre mà là 1 dang gần giống với tre dẫn đến tre dễ bị phá hủy làm cho nền yếu hơn trước khi thi công
- Đóng tre không đúng kỹ thuật: Khi đóng tre xong không cắt phần tre bị vỡ do trong quá trình đóng , về mặt cấu tạo tre này đã bị phá hủy do đó nó sẽ mủn dẫn đến việc nền bị yếu. 
- Sai lầm về sơ đồ đóng cọc : Đóng cọc tre mục đích là để lèn chắc nền đất do đó phải đóng theo hình vòng cung vào giữa tim để nền đất chắc dần , nhưng thực tế khi thi công các bác cứ tùy tiện đóng thoải mái , chỗ nào đóng được là đóng do đó nền đất không có nhiều tác dụng về lèn chặt.

2. Thi công bê tông: 

Trong công tác đổ bê tông thường có những sai sót cơ bản sau:
- Công tác cấp phối: thông thường do chủ nhà và giám sát không biết dẫn đến công nhân tùy tiện trộn bê tông không theo 1 cấp phối nào cả mà chỉ trộn theo cảm tính và trộn sao cho dễ thi công . Điều này dẫn đến một số vấn đề sau, mác bê tông bị giảm sút và không kiểm soát được do thợ trộ nhiều cát và xi măng mục đích là dễ đầm và dễ làm mặt, cũng do cách làm này nên nếu 2 máy trôn sẽ có tỷ lệ khác nhau dẫn đến mác khác nhau và do đó cường độ bê tông khác nhau và các tính chất hóa lý khác nhau.
- Sai lầm là càng nhiều xi măng thì mác càng cao, điều này không hoàn toàn đúng, cường độ và mác bê tông phụ thuộc chặt chẽ vào tỷ lệ cấp phối của nhà sản xuất nên trộn quá nhiều xi so với nhà sản xuất sẽ gây ra phản ứng thủy phân trong xi măng ( tỏa nhiệt lớn ) dẫn tới co ngót bê mặt lớn và gây nứt dạng chân chim , vây bao nhiêu là đủ , xin thưa định mức nhà sản xuất luôn ghi ở trên bao bì của xi măng ban chỉ cần lấy định mức đó qui đổi ra m3 sau đó chia cho khoảng 17->18l cho 1 lần công nhân xúc cốt liệu vào cái xô sơn là ok  thông thường mác 200 có cấp phối chuẩn (1bao xi + 5,5 xô cát + 9 xô đá), có thể thêm cốt liệu cho mịn ở những cấu kiện cần độ min nhưng khuyến cáo không nên quá +- 10%
- Sai lầm về việc càng đầm lâu càng tốt : Việc này là hoàn toàn sai lầm , công tác đầm chỉ có tác dụng giúp bê tông giảm bớt độ rỗng do quá trình trộn và giúp bê tông tới những vị trí khó chảy vào. Do đó việc đầm lâu dẫn tới bê tông bị phân tầng do cốt liệu nặng sẽ chìm xuống phía dưới và nước xi măng sẽ nổi lên trên mặt . Vây đầm bao nhiêu là đủ, câu trả lời về mặt tính toán là 25 s cho 1 lần đầm về mặt lý thuyết và thực tế là đầm đến khi bắt đầu có hiện tượng nổi nước xi măng là thôi.
- Cốt liệu đá, cát không sạch. Một số bác thợ không để ý tới điều nhỏ nhặt này nhưng đây là 1 trong những điều có thể gây những hâu quả rất nghiêm trọng, các bác thử tưởng tượng khi ta đổ mái trên cùng của nhà nhưng trong đống đá của ta có 1 thân cây tươi nhỏ và khi trộn các bác sẽ không thể để ý dc do đó khi đổ bê tông mái xong cái thân cây kia mới bị héo vây là ta có 1 cái lỗ trên mái mà chẳng biết vì sao nước ngấm.


- Sử dung dụng cụ không phù hợp : như đầm nếu chúng ta không trọn dụng cụ phù hợp cũng không tạo được sản phẩm tốt ví dụ như đầm rùi loại bé mà đầm cho các loại cột to như 800 thì vùng tác dụng rung của nó không ra đến được đến mép ngoài cột dc.
- Sử dụng đầm không đúng cách: thường thi với cấu kiện nhà thì dùng đầm dùi cho dầm và các cấu kiện có chiều sâu quá 20 cm và dùng đầm bàn cho các cấu kiện bản như sàn cầu thang…
- Trộn bê tông quá nhanh dẫn đến cốt liệu chưa trộn nhuyễn với nhau gây nên hiện tượng cát đá rời rạc
- Chiều cao rơi của bê tông quá cao gây nên hiện tượng phân tầng, cát đá tách ra và gây rỗ bề mặt và trơ đá ở dưới. Đây là hiện tượng thường gặp khi đổ bê tông cột cao hơn 4m mà không có biện pháp giảm chiều cao rơi của bê tông.
- Cát, Đá, Nước quá bẩn không đạt tiêu chuẩn gây ảnh hưởng đến chất lượng bê tông đây là hiện tượng thường gặp ở các vùng quê, trong trường hợp đổ mái trên cùng nếu cát đá có lẫn các cây que hoặc mùn phải loại bỏ ngay vì khi đổ bê tông xong các cây que này có thể bị mủn ra và theo thời gian nhà sẽ bị ngấm theo đường này. Biện pháp là nên sử dụng 1 lớp bạn rứa để lót khi đổ vật liệu tránh đổ trực tiếp lên nền đất.

3. Công tác cốp pha:

- Công tác cốp pha thì lỗi thường gặp là cốp pha không kín khít, việc này dẫn đến mất nước bê tông khi đổ và do đó bê tông giảm chất lượng và hay bị rỗ bê mặt dẫn đến thép nhanh bị rỉ do không có lớp bảo vệ.
- Thép của các cấu kiện quá sát vào thành cốp pha việc này dẫn đến lớp bảo vệ thép không đủ và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thép sau này
- Cột chống cốp pha không đều do khi căn chỉnh quá căng tay ở 1 số cột dẫn đến các cột còn lại bị kích lên và lỏng chân chống. Dẫn đến khi đổ sàn thường không đồng đều và tốn bê tông.

4. Công tác thép

- Nối thép không đúng quy chuẩn và không đủ chiều dài, thường mối nối dài trên 20d theo qui chuẩn của thiết kế đưa ra. 
- Nối thép ở những vị trí cần tránh như không được nối thép lớp dưới tại vị trí giữa sàn hoặc giữa dầm và không được nối thép miền trên tại vị trí đầu dầm hoặc trên dầm đối với thép sàn, lỗi này đa phần phổ biến ở nhà dân vì do các bác thợ không biết sơ đồ nội lực của các bộ phận kết cấu trong nhà.
- Thép sàn bị kéo lên quá cao, lỗi thường gặp khi các bác thợ thi công không dùng con kê thép mà sử dụng móc sắt để kéo thép lên trong quá trình đổ bê tông, lỗi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chiu lực của sàn bê tông do thép đặt không đúng miền làm việc nên không có tác dụng, thông thường có thể dẫn đến võng sàn và 1 số trường hợp kéo quá tay cho thép nằm lên trên thì có thể dẫn đến nứt hoặc sập sàn.
- Đối với những vùng thép 2 lớp nên sử dụng các biện pháp tách thép ra 2 vùng rõ rệt để thép chịu lực tốt, thông thường có thể sử dụng thép C,U hoặc con kê giữa 2 lớp, các bác thợ lười quá thì cũng nên đặt được viên gạch đặc giữa 2 lớp nhưng việc này cũng phải tuyệt đối không được tại các vị trí dễ thấm nước. 
- Đặt thép 1 lớp , thông thường các bác chủ nhà hay nghe theo các bác thợ làm theo kinh nghiệm mà bỏ đi lớp thép momen trên việc này dẫn đến tại các vị trí dầm bê tông mặt trên có thể bị nứt. Nguyên nhân các bác thợ nhà ta hay đặt thép như vậy và khi đặt xong đổ bê tông không nứt và thấy thế nghĩ là ok, nhưng vấn đề chưa nứt vì mấy nguyên nhân sau, khi sàn mới đổ bê tông mình thì sàn chưa phải chịu nhiều tải trọng do đó sàn vẫn tự chịu tải được nên khi đổ xong các bác chưa thấy nứt, thứ 2 là khi sàn đủ tải thì lúc đó thường là sàn đã được lát nền rồi do đó không nhìn thấy vết nứt. Hậu quả có thể xảy ra là nứt tại vị trí các chân tường và lúc đó thì tải trọng do lớp thép ở dưới chịu hết dẫn đến võng sàn, nổ gạch lát nền, nứt mặt dưới trần và nếu là sàn trên mái thì sẽ dẫn đến thấm sàn.
- Đặt thép theo kinh nghiệm: Việc này thường gặp khi trong quá trình thi công các bác chủ nhà thường phát sinh thêm 1 bức tường tại các vị trí không có dầm làm cho phòng hợp lý hơn và khi đó các bác thợ thường tư vấn là đặt them 2 thanh thép phi 16 ở trong sàn dọc theo bức tường và khi thi công xong là nứt sàn bên dưới vây nguyên nhân tại sao. Xin thưa với các bác là việc đặt thép này là hoàn toàn sai,thứ nhất là thép qúa lớn xo với chiều dày sàn sẽ làm nứt sàn thông thường tiết diện thép hợp lý khi đường kính thép <1/10 chiều dây sàn, Sai lầm thứ 2 là thép phải đặt theo phương vuông góc với bức tường thì mới chịu được lực . Trong trường hợp này không xây thêm dầm thì có thể đặt thép vuông góc với bức tường với đường kính chỉ nên dùng phi 6 hoặc 8 và tốt nhất là có thể được thì dùng lưới thép rộng 1 m đặt trong sàn tại vị trí chân bức tường hoặc gọi điện cho thiết kế để điều chỉnh lại.