100% NGƯỜI XÂY NHÀ ĐỀU MẮC SAI LẦM NÀY KHI LÀM NHÀ
Nhà là một tài sản đặc biệt và có giá trị vật chất lớn nhất của một gia đình , nhưng để có một ngôi nhà xứng đáng mới số tiền mà mình bỏ ra thì không phải dễ có rất nhiều lỗi trong xây dựng nhà hiện nay mà hầu như mọi người thường bỏ qua và chỉ khi đưa vào sử dụng không được như ý thì bắt đầu mới tự hỏi :✔ Tại sao tường nhà bị nứt ?
✔ Tại sao trần nhà bị nứt ?
✔ Tại sao nhà bị thấm ?
✔ Tại sao gạch bị bong và phồng dộp ?
✔ Tại sao chân tường nhà bị hỏng, bị chóc sơn ?
✔ Tại sao nhà bị lún ?
✔ Tại sao phòng ngủ to quá, WC lại quá bé...?
► Nguyên nhân chủ yếu lại từ 2 nhóm chính là yếu tố chủ quan của người thiết kế hoặc người thi công và không có kinh nghiệm chọn vật liệu
►Đừng để mất tiền vì thiếu kiến thức về xây dựng trong làm nhà
Trong bài viết này sẽ phân tích những nguyên nhân và cung cấp những kiến thức chuẩn để mình bạn có thể tự mình giám sát được công trình nhà mình
1. Xây trát tường bị rạn nứt ?
Nguyên nhân :
✔ Không ghim thép chờ vào cột
✔ Thợ trát tường lúc trát vào vữa quá dày dẫn đến co ngót do xi măng thủy phân tỏa nhiệt gây nứt
✔ Do thợ trộn hồ quá nhiều xi măng để dễ làm cũng gây nứt ( nguyên nhân này thường gặp vì chủ nhà thường cho rằng nhiều ximang sẽ tốt , nhưng thực tế thì ngược lại.
✔Do vật liệu cát nhiễm mặn hoặc có nhiều tạp chất như bùn rất dễ gây nứt bề mặt sau khi trát.
3. Bê tông không đạt chất lượng ?
✔ Do thợ hồ trộn không đúng cấp phối của nhà sản xuất xi măng ghi trên bao bì dẫn đến chất lượng bê tông kém
✔ Do kỹ thuật thi công cốp pha không kín gây dỗ bê mặt
✔ Do đầm không đúng cách và đầm quá lâu đá sẽ bị chìm xuống dưới và cát nổi lên trên
✔Do con kê thép không đúng kỹ thuật dẫn đến thép nằm quá sát coppha dẫn đến thép bị hở
✔ Khi bê tông không đạt chất lượng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của ngôi nhà
4. Ốp lát nhà bị phồng và bị rơi ra sau thời gian sử dụng ?
Nguyên nhân :
✔Do chọn loại gạch không rõ nguồn gốc thường là loại gạch nung ở các lò gia công, loại gạch này thường không có khả năng kháng nhiệt khi lát nó dễ bị giãn nở vì nhiệt do đó khi nhiệt độ ngoài trời cao các viên gạch bị giãn nở gây ra việc phồng gạch.
✔ Do thợ lát nền lát không đúng kỹ thuật không để khe lún với gạch và bề mặt bên dưới gạch không kín vữa dẫn đến việc gạch bị ộp nên khi dùng vật cứng gõ xuống nền có tiếng bộp bộp, sau này sử dụng một thời gian sẽ bị bong gạch.
5. Dạn nứt trần và dầm nhà ?
Nguyên nhân
✔ thiết kế quá thừa thép hoặc sử dụng thép quá lớn trong thiết kế VD thép sàn D12 nhưng chiều dày sàn quá nhỏ chỉ 8 cm. Thông thường thép sàn có đường kính chuẩn bằng 1/10 chiều dày sàn
✔D o thợ không kê thép khi đổ bê tông nên lớp bảo vệ thép ít hơn 2cm , khi đổ xong xuất hiện hiện tượng nứt hoặc bê tông bị gồ lên theo các đường đặt của lưới thép.
✔ Do buộc thép không đúng kỹ thuật, nối thép tại những vị trí không được phép (những nơi có lực tác dụng lớn) chiều dài mối nối không đủ...
✔ Do kết cấu của nhà bị biến dạng.
6. Tại sao chân tường bị bong tróc ?
Nguyên nhân
✔ Do tường hút ẩm từ dưới chân tường lên (nguyên lý hút ẩm của tường giống như bấc thấm của đèn dầu) hoặc mặt bên của tường ẩm nhều như nhà vệ sinh hay giáp tường nhà bên không trát được nên trong khoảng 80cm trở xuống chân tường hay bị bong tróc. nhiều căn nhà chọn giải pháp ốp chân tường để chống ẩm.
✔Còn một nguyên nhân khác mà ít người để ý là do thiết kế hoặc do thợ thi công để cao độ dầm hoặc giằng chân tường thấp hơn cao độ tự nhiên dẫn đến thấm ngược vì nhiệm vụ của giằng chân tường là phân bố lực đều xuống móng và chống thấm ngược lên cho tường.
7. Sai lầm trong gia cố nền móng:
Sai lầm chủ yếu từ việc gia cố nền móng quá tốt dẫn đến lãng phí tiền của và gia cố nền móng sai cách dẫn đến việc hỏng nền
✔ Các câu hỏi đặt ra là có phải gia cố nền móng không ? và khi nào thì cần thiết phải gia cố nền móng ? gia cố bằng phương pháp nào ?
✔ Có cần thiết phải gia cố nền không và khi nào cần gia cố nền móng ? Việc gia cố nền móng nhằm mục đich tạo phần đế vững chắc cho căn nhà bạn chuẩn bị xây dựng. Việc gia cố nền móng tiêu tốn rất nhiều tài chính cho gia chủ và việc gia cố nền móng chỉ cần thiết khi nền nhà quá yếu và thông thường chỉ làm nhà từ 3 tầng trở lên mới cần thiết đến các biện pháp gia cố nền móng
✔ Gia cố nền đất bằng phương pháp nào ?
Có rất nhiều phương án gia cố nền móng như gia cố bằng việc đầm nén, dùng móng cốc, dùng móng băng, gia cố bằng cọc tre, gia cố bằng cách thay thế nền đất yếu bằng cát.... Vậy nhà dân thông thường nên sử dụng phương án nào. Thông thường nhà dân từ 1,2 tầng không cần thiết gia cố nền móng, nhà từ 3,4 tầng có thể sử dụng phương án móng băng, nếu nền đất ẩm ướt đất sét thịt hoặc đất ruộng thì có thể dùng phương án cọc tre ( với gia cố nền bằng cọc tre là phương pháp rẻ và rất phổ biến nhưng cũng rất dễ mắc sai lầm từ việc lựa chọn cọc tre không tươi, đóng cọc bị vỡ đầu cọc, đóng cọc trong khu vực không có nước). Với công trình cao 5 tầng trở lên thì mới cần nghĩ đến những phương án cọc bê tông cốt thép hoặc thay lớp đất yếu bằng cát...
✔ Hiện nay lợi dụng tâm lý chủ nhà muốn công trình bền vững hơn nên người thiết kế không ngần ngại đưa việc gia cố vào trong bản thiết kế ( với tâm lý việc tốn tiền là của chủ nhà) việc này gây lãng phí rất lớn cho gia chủ.
8. Tư vấn về lựa chọn vật liệu:
✔ Chọn thép: Thép chuẩn đều có logo nhà sản xuất và ký hiệu đường kính thép ở trên cây thép (thép không có ký hiệu là thép gia công - hay còn gọi là thép đa hội) thông thường các hãng thép bao gồm Thái Nguyên , Hòa phát, Việt nhật, việt úc, việt đức đều sử dụng được
✔ Chọn xi măng: Xi măng tốt để làm cấu kiện chính như cột dầm sàn thông thường nên chọn 2 hãng là Nghi Sơn Và Bỉm Sơn. Đổ các cấu kiện phụ có thể chọn các loại khác
✔ Chọn gạch : Gạch tốt là loại gạch thẳng , không cong vênh, khi đập đôi viên gạch ra bạn sẽ thấy có đường vòng sỉ than hoặc có vết sỉ than là loại đã nung đủ nhiệt. Trên địa bàn thành phố có thể chọn gạch Mai Chữ, gạch Đông Vinh, gạch Cẩm Chướng.
✔ Chọn cát: Trên thị trường có rất nhiều loại cát và nhiều nhà cung cấp vì lợi nhuận có thể cung cấp cả cát bẩn và cát nhiễm mặn. Thông thường bạn nên chọn cát theo cấu kiện (Bê tông, xây, trát, san nền). Cát bê tông là cát hạt to, cát xây là cát hạt trung, cát trát là cát min, cát san nền có thể sử dụng cát bẩn hoặc cát nhiễm mặn. Nếu bạn bốc một nắm cát lên tay nắm lại thả tay ra mà thấy dính và đen thì cát này thường là cát bẩn. Những mỏ cát chuẩn ở Thanh Hóa có cát thiệu hóa và cát thọ xuân là những khu vực cát tốt.
*Còn rất nhiều nguyên nhân khác có tính chuyên môn sâu chúng tôi sẽ đề cập trong các bài viết sau.
☺ Để có một căn nhà tốt bạn cần chuẩn bị kỹ kiến thức để không bị mất tiền vì thiếu kiến thức và chúng tôi có mặt ở đây để đồng hành cũng bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn và có được căn nhà như ý muốn
☎ : 0987.728.549 (Ks: Hải)